Ý nghĩa chuyện ngụ ngôn ” Chó sói và cừu non”

Câu chuyện ngụ ngôn ” Chó sói và cừu non”

Jean de La Fontaine là một nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp, những bài thơ của ông được biết đến rất rộng rãi vào thế kỷ 17. Theo Gustave Flaubert, ông là nhà thơ Pháp duy nhất hiểu và làm chủ những kết cấu tinh vi trong của ngôn ngữ Pháp trước Victor Hugo. Là nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng nhưng được viết theo trường phái khá trừu tượng và mang ý nghĩa biểu tượng cao cũng như giàu chất triết lý. Hầu hết các bài thơ ngụ ngôn của ông đều rất nổi tiếng và mang giá trị văn hóa to lớn. Ở Việt Nam, bài thơ ngụ ngôn “chó sói và cừu non” từng được đề cập trong chương trình học.

Ý nghĩa Thơ ngụ ngôn của la phông ten Sói và cừu non

Khát quát tác phẩm

Nguyên văn bài thơ như sau:

Kẻ mạnh, cái lẽ vốn già
Chuyện này tức khắc giải ra rõ ràng
Dòng suối trong, Chiên đang giải khát
Dạ trống không, Sói chợt đến nơi
Đói, đi lảng vảng kiếm mồi
Thấy Chiên, động dại bời bời thét vang:
Sao mày dám cả gan vục mõm
Làm đục ngầu nước uống của ta?
Tội mày phải trị không tha!
Chiên con sửng sốt thưa qua mấy lời:
Xin bệ hạ hãy nguôi cơn giận
Xét lại cho tường tận kẻo mà…
Nơi tôi uống nước quả là
Hơn hai chục bước cách xa nơi này
Chẳng lẽ kẻ hèn này có thể
Khuấy nước ngài uống phía nguồn trên
Con quái ác lại gầm lên:
Chính mày khuấy nước! Ai quên đâu là
Mày có nói xấu ta năm ngoái…
Nói xấu ngài? Tôi nói xấu ai?
Khi tôi còn chửa ra đời?
Hiện tôi đang bú mẹ tôi rành rành
Không phải mày thì anh mày đó
Quả thật tôi chẳng có anh em
Thế thì một mống nhà chiên
Quân bay có đứa nào kiềng sói đâu!
Chiên, chó, người, cùng nhau một thói
Họ mách ta, ta phải báo cừu!
Dứt lời, tha tận rừng sâu
Sói nhai Chiên nhỏ, chẳng cầu đôi co

Bài thơ chủ yếu nói về cuộc đối thoại giữa chó sói và cừu, sói ỷ mình là kẻ mạnh, là kẻ bề trên nên ra hàng loạt những điều vô lý nhằm đẩy cừu vào chỗ chết, đó là những lý lẽ hết sức vớ vẩn, không có căn cứ. Bài thơ Chó sói và cừu non của La Phông-ten đưa ra một tình huống đáng thương của chú cừu non (chiên con) tội nghiệp. Chú cừu non đang uống nước thì gặp sói già độc ác đang trong tình trạng “dạ trống không” nên sói đã viện mọi lí do để ghép tội cho chú cừu non. Mặc dù cừu non nói lí lẽ, trình bày sự vô tội của mình, nhưng sói không hề đếm xỉa đến lẽ phải, đã ăn thịt cừu non.Từ đó, bài thơ xây dựng những hình tượng nghệ thuật với hình ảnh chó sói và cừu. Tuy chỉ là một cuộc đối thoại ngắn, nhưng lại gợi ra rất nhiều ý nghĩa cũng như tính triết lý của tác phẩm.

Ý nghĩa câu chuyện ngụ ngôn Chó sói và cừu non

Xem thêm: Ý nghĩa câu chuyện cổ tích Hoàng tử Ếch

Ý nghĩa truyện ngụ ngôn chó Sói và cừu non

* Ý nghĩa hai hình tượng Sói và Cừu

Sói và Cừu dường như là những hình tượng quen thuộc thường được dùng trong những câu chuyện ngụ ngôn, nếu không muốn nói là được gán cho hẳn một ý nghĩa chung nhất quán. Cừu non, với đặc điểm ngoại hình cũng như đặc tính của nó, là loại vật nhút nhát, sợ sệt, thường sống theo bầy đàn vì quá yếu đuối. Đồng thời, cũng là con vật hiền lành, tốt bụng, không thường xuyên gây hại cho ai trừ khi phải phòng vệ. Vì vậy, trong văn học, đặc biệt là trong thể loại ngụ ngôn, cừu tượng trưng cho những đối tượng hiền lành, thân thiện, yếu đuối và không có khả năng phản kháng nếu có gặp nguy hiểm. Luôn luôn là con vật chịu phần thiệt và thường có cái kết không hậu. Chính vì quá yếu đuối, nên bù lại, văn học thường xây dựng hình ảnh cừu thông minh, tinh ranh và căm ghét cái ác. Ngược lại với cừu, Sói tượng trưng cho cái ác, đây là một loài vật trong thực tế vô cùng tàn ác và tinh ranh, chúng khát máu và con mồi tự nhiên là Cừu. Trong bài thơ, sói là hiện thân của một “con quái ác”, “một bạo chúa khát máu”. Sự độc ác của nó thể hiện qua tiếng gầm thét: “thét vang ” “gầm lên ” khi đối mặt với cừu non. Mặc cho cừu non hết lời phân bua phải trái phản bác lại sự ghép tội vô lí của sói già, sói độc ác vẫn lao vào ăn thịt cừu non tội nghiệp không cần đếm xỉa đến lẽ phải.

Chính vì sói độc ác, hung dữ nên bị các loài vật đời đời căm ghét. Và có lẽ cũng chính vì sói luôn bị căm ghét nên nó đã ghi thành dấu ấn, khi gặp cừu non nó cũng thừa nhận mình luôn bị nói xấu, bị căm ghét. Vì vậy sói thường tượng trưng cho cái ác. Trong đoạn thơ này, còn tượng trưng cho sự ngu dốt, không có tính người và không cần lý lẽ. Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về, vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì đói nên nó hoá rồ, ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc của cả sói lẫn cừu.

* Bài học về việc không nên nói lý lẽ với những kẻ ác

Trong đoạn thơ, Cừu hiểu rõ rằng Sói là kẻ thù tự nhiên của mình, bản tính cực kì ác độc và tàn bạo, là động vật ăn thịt nên cực kì nguy hiểm. Những đối tượng ác độc như thế này không bao giờ chịu nghe lý lẽ, hoặc lời giải thích của đối phương, vì vậy, có thể khẳng định dùng lý lẽ để nói chuyện với những kẻ như thế này là không cần thiết và không có hiệu quả. Bởi Sói, cũng như những kẻ xấu trong xã hội chỉ quan tâm đến lợi ích mà bản thân sẽ đạt được, bất chấp chuyện đó trái với lẽ thường tình, đạo đức, phẩm chất thậm chí là dùng mọi thủ đoạn. Trong đoạn thơ trên, Sói không tiếp thu những lý lẽ của Cừu mặc dù đó là những lý lẽ đúng và chính xác, Sói nhận ra mình sai nhưng không chấp nhận, liên tục nói vòng vo và nghĩ ra hàng loạt các lý do vô lý để dồn Cừu vào đường cùng. Vì vậy trong trường hợp này, hãy sử dụng trí thông minh và sự tài trí của mình để đối phó với kẻ xấu, thậm chí, là những mưu mẹo. Đây là những kẻ không bao giờ nghe theo đạo lý hay lẽ phải, vì vậy phải dùng những cách đặc biệt nếu không chúng ta sẽ gặp phải nguy hiểm.

* Bài học về việc tốt bụng quá sẽ trở thành ngu dốt

Cừu trong đoạn thơ ngụ ngôn là hình tượng tượng trưng cho bên thiện, tốt bụng và hiền lành, tuy nhiên, lại quá hiền lành chưa đủ sự thông minh khi đối phó Sói, dẫn đến việc mất cả tính mạng. Bài học đặt ra là cần phải sự khôn ngoan và mưu mẹo, đừng quá tốt bụng dẫn đến việc mình sẽ chịu thiệt. những kẻ cần ác, cần phải có những biện pháp mạnh hơn là nói lý lẽ. Cuộc sống luôn tồn tại nhiều thành phần khác nhau, sự thông minh đôi khi rất cần thiết. Hãy rèn luyện kỹ năng của mình để ứng phó được những tình huống trong cuộc sống.

Đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tạo của La Phông – Ten, để lại những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Mượn hình ảnh Sói và Cừu, tác giả phê phán lối sống bất chấp lý lẽ và sự khát máu, ngu dốt của Sói, thể hiện niềm cảm thương với Cừu.

Danh mục: Viết lách

Nguồn: https://evan.com.vn/

Cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hãy tin tưởng mọi người

Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát. Nhưng viên cảnh sát lại nói với anh bằng một giọng mỉa mai:...

9 cuốn sách khoa học hay và bổ ích bạn nên đọc!

9 cuốn sách khoa học hay và bổ ích bạn nên đọc!

Anh bán vải

Một hôm có một anh bán vải đi ngang qua một kiểng chùa xiêu vẹo, hoang tàn. Anh ngồi than thở, cảm thấy có tội lớn đối với Phật Trời. Trong chùa có tên ác tăng rình nghe được. Hắn bàn tán với anh bán vải: Anh nên giúp của để tu bổ chùa...

Ông Nghè hoá cọp

Ngày x­ưa, ở một làng kia, có một thanh niên bố chết từ hồi hắn còn nhỏ và để lại cho hắn một gia sản khá lớn. Hắn dư­ của ăn học, th­ường nói với mọi ng­ười trong làng: “Thầy tôi khi xư­a làm một chức quan nhỏ; tôi nhất...

Cong, nhưng đừng gãy

Một trong những hồi ức thân thương nhất của tôi khi còn thơ đó là đi dọc và ngồi xuống bên bờ sông. Nơi đó tôi được tận hưởng sự yên bình và tĩnh lặng, ngắm nhìn dòng nước lặng lờ trôi và tiếng những con chim hót và những chiếc...

Vòng đá và cuộc sống

Truyện kể rằng, ngày đó trên một con đường làng, người ta bắt gặp một chiếc vòng bằng đá đang lăn đi một cách chậm rãi và mệt nhọc bởi chiếc vòng bị mẻ mất một miếng nhỏ. Nó bị bỏ quên nên quyết định đi tìm mảnh vở của...

Một điều gì đó đặc biệt

“Tôi phải làm điều gì đặc biệt cho cô ấy. Sẽ không liệng đồ lung tung để vợ tôi khỏi cằn nhằn. Một việc gì đó khác thường, một điều gì đó mà bình thường tôi chưa làm cho vợ tôi”, hai hàng nước mắt tuôn rơi trên khuôn...

Bước ngoặt

Sau hai mươi lăm năm sống chung, cuộc hôn nhân của vợ chồng tôi tan vỡ, và anh ấy đã dọn đi khỏi căn nhà nơi con gái của chúng tôi được sinh ra và lớn lên. Dù sao thì mọi chuyện cũng trở nên đơn giản hơn nhiều khi mà con gái tôi đã bước...

Hai bát mì bò

Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha. Cậu con trai...

Đồng hồ đo Km cuộc đời

Một số người nói cuộc đời là một đại lộ. Đó cũng là một ý hay để nhìn về cuộc đời. Tôi tưởng tượng tôi đang chạy trên con đường của cuộc đời tôi với vận tốc 60 dặm/giờ. Mỗi phút đi được một dặm. Ước chừng tôi...

Bài viết mới

Hãy tin tưởng mọi người

0
Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát. Nhưng viên cảnh sát lại nói với anh bằng một giọng mỉa mai:...

Anh bán vải