Tổng hợp những bài thơ giúp phát triển tư duy trẻ nhỏ

Tìm hiểu những bài thơ giúp phát triển tư duy trẻ nhỏ

Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan

Trẻ nhỏ là những mầm non của tương lai, đồng thời cũng là đối tượng dễ bị tác động bởi những hoàn cảnh bên ngoài, chúng mang những tâm hồn mong manh, ngây thơ và dễ vỡ. Vì vậy định hướng sự phát triển tư duy từ nhỏ cho trẻ em là nhiệm vụ quan trọng đối với gia đình và đối với nền giáo dục nước nhà. Đặc biệt, văn học là phương tiện tác động nhanh nhất đến tư duy trẻ nhỏ. Văn học thiếu nhi ở Việt Nam chưa có sự đầu tư và quan tâm đúng mức, tuy nhiên vẫn nổi bật lên những tác phẩm xuất sắc góp phần lớn vào công việc giáo dục trẻ nhỏ, đặc biệt là những tác phẩm thơ.

1. Lời chào

Đi về con chào mẹ
Ra vườn cháu chào bà
Ông làm việc trên nhà
Cháu lên: Chào ông ạ!
Lời chào thân thương quá
Làm mát ruột cả nhà
Đẹp hơn mọi bông hoa
Cháu kính yêu trao tặng
Chỉ những người đi vắng
Cháu không được tặng “chào”.

Bài thơ giản dị và trong sáng, phù hợp với tâm hồn của trẻ nhỏ. Bài thơ được sáng tác để giáo dục những đứa trẻ biết các sống lịch sự, lễ phép với ông bà, cha mẹ. Cũng như dặn dò những đứa trẻ phải biết ngoan ngoãn, kính trên, nhường dưới.

2. Hạt gạo làng ta

Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông…
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất
Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta…

Bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa viết năm 1969 khi nhà thơ còn là một cậu bé 11 tuổi. Bài thơ là hương đồng gió nội, là bài ca lao động, là lời ru của mẹ, là vị phù sa màu mỡ của đất đai quê nhà. Nhưng hạt gạo cũng còn được làm ra từ trong khó khăn của thiên tai, từ trong khói lửa của chiến tranh. Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá. Được viết bởi văn phong của một đứa trẻ nhưng lại mang những suy nghĩ của người lớn, bài thơ giáo dục trẻ nhỏ biết trân quý những hạt gạo – lương thực nuôi dưỡng cả một thế hệ Việt Nam.

Xem thêm: Tại sao chúng ta nên đọc sách mỗi ngày

3. Thương ông

Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy
Khập khiễng khập khà
Bước lên thềm nhà
Nhấc chân quá khó
Thấy ông nhăn nhó
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần
Âu yếm nhanh nhảu
“Ông vịn vai cháu
Cháu đỡ ông lên!”
Ông bước lên thềm
Trong lòng vui sướng
Quẳng gậy cúi xuống
Quên cả đớn đau
Ôm cháu xoa đầu
“Hoan hô thằng bé
Bé thế mà khỏe
Vì nó thương ông.”

Bài thơ được viết bởi Tú Mỡ, một trong những nhà thơ xuất sắc của văn học Việt Nam, “Thương ông” là một bài thơ dành cho thiếu nhi, giáo dục về tình yêu thương trong gia đình, khuyên trẻ nhỏ phải biết yêu thương giúp đỡ nhau, đặc biệt là đối với người lớn tuổi, người thân trong gia đình. Bài thơ ca ngợi những đứa trẻ ngoan luôn yêu thương ông bà của mình.

4. Chuyện cổ nước mình

Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo chuyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau
Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người
Sẽ đi qua cuộc đời tôi
Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi
Nhưng bao chuyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm

Bài thơ được viết bởi Lâm Thị Vĩ Dạ, ca ngợi truyện cổ tích – một trong những sáng tạo nghệ thuật của người dân lao động. Truyện cổ tích là thế giới tuổi thơ của những đứa trẻ, dạy về những đạo lý làm người, “ở hiền gặp lành”. Bằng những vần thơ xuất sắc, nhà thơ đã góp phần lưu giữ những giá trị truyền thống của đất nước, qua đó giáo dục những đứa trẻ biết quý trọng văn hóa dân tộc, thực hiện những đạo lý làm người tốt đẹp.

5. Làm anh – Đoàn Thị Lam Luyến

Làm anh khó đấy
Phải đâu chuyện đùa
Với em bé gái
Phải người lớn cơ
Khi em bé khóc
Anh phải dỗ dành
Nếu em bé ngã
Anh nâng dịu dàng
Mẹ cho quà bánh
Chia em phần hơn
Có đồ chơi đẹp
Cũng nhường em luôn
Làm anh thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai yêu em bé
Thì làm được thôi.

Bài thơ không chỉ ca ngợi tình anh em trong gia đình, mà hơn thế nữa còn là sự hi sinh. Để có thể trở thành một người anh tốt, phải có sự hi sinh cao cả, không đơn thuần chỉ là nhường nhịn. Bài thơ khuyên những người anh chị trong nhà phải biết yêu thương những đứa em của mình.

Trên đây là những bài thơ tác động lớn vào tâm hồn của trẻ nhỏ, góp phần phát triển tư duy cũng như nhận thức của trẻ nhỏ. Giáo dục qua những bài thơ là một hình thức giáo dục hay mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo.

Thảo Nguyên

Danh mục: Viết lách

Nguồn: https://evan.com.vn/

Cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hãy tin tưởng mọi người

Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát. Nhưng viên cảnh sát lại nói với anh bằng một giọng mỉa mai:...

9 cuốn sách khoa học hay và bổ ích bạn nên đọc!

9 cuốn sách khoa học hay và bổ ích bạn nên đọc!

Anh bán vải

Một hôm có một anh bán vải đi ngang qua một kiểng chùa xiêu vẹo, hoang tàn. Anh ngồi than thở, cảm thấy có tội lớn đối với Phật Trời. Trong chùa có tên ác tăng rình nghe được. Hắn bàn tán với anh bán vải: Anh nên giúp của để tu bổ chùa...

Ông Nghè hoá cọp

Ngày x­ưa, ở một làng kia, có một thanh niên bố chết từ hồi hắn còn nhỏ và để lại cho hắn một gia sản khá lớn. Hắn dư­ của ăn học, th­ường nói với mọi ng­ười trong làng: “Thầy tôi khi xư­a làm một chức quan nhỏ; tôi nhất...

Cong, nhưng đừng gãy

Một trong những hồi ức thân thương nhất của tôi khi còn thơ đó là đi dọc và ngồi xuống bên bờ sông. Nơi đó tôi được tận hưởng sự yên bình và tĩnh lặng, ngắm nhìn dòng nước lặng lờ trôi và tiếng những con chim hót và những chiếc...

Vòng đá và cuộc sống

Truyện kể rằng, ngày đó trên một con đường làng, người ta bắt gặp một chiếc vòng bằng đá đang lăn đi một cách chậm rãi và mệt nhọc bởi chiếc vòng bị mẻ mất một miếng nhỏ. Nó bị bỏ quên nên quyết định đi tìm mảnh vở của...

Một điều gì đó đặc biệt

“Tôi phải làm điều gì đặc biệt cho cô ấy. Sẽ không liệng đồ lung tung để vợ tôi khỏi cằn nhằn. Một việc gì đó khác thường, một điều gì đó mà bình thường tôi chưa làm cho vợ tôi”, hai hàng nước mắt tuôn rơi trên khuôn...

Bước ngoặt

Sau hai mươi lăm năm sống chung, cuộc hôn nhân của vợ chồng tôi tan vỡ, và anh ấy đã dọn đi khỏi căn nhà nơi con gái của chúng tôi được sinh ra và lớn lên. Dù sao thì mọi chuyện cũng trở nên đơn giản hơn nhiều khi mà con gái tôi đã bước...

Hai bát mì bò

Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha. Cậu con trai...

Đồng hồ đo Km cuộc đời

Một số người nói cuộc đời là một đại lộ. Đó cũng là một ý hay để nhìn về cuộc đời. Tôi tưởng tượng tôi đang chạy trên con đường của cuộc đời tôi với vận tốc 60 dặm/giờ. Mỗi phút đi được một dặm. Ước chừng tôi...

Bài viết mới

Hãy tin tưởng mọi người

0
Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát. Nhưng viên cảnh sát lại nói với anh bằng một giọng mỉa mai:...

Anh bán vải