“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” – Câu nói xây dựng một truyền thống tốt đẹp

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay, thầy giáo được coi là biểu tượng thiêng liêng cho sự học và là tấm gương vàng của đạo đức, nhân cách để bao thế hệ học trò noi theo. Theo thời gian, truyền thống ấy càng sáng đẹp như một lẽ tự nhiên và được lớp lớp con cháu gìn giữ và phát huy. Câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là một trong những câu tục ngữ thể hiện rõ nét tinh thần của truyền thống ấy. Nó nhắc nhở chúng ta những con người đã và đang đi học không được quên ơn thầy cô. 

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

Ý nghĩa câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”

Câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” này có nguồn gốc Hán, đọc theo âm Hán – Việt. Nếu giải thích từng thành tố, ta sẽ hiểu là: nhất – một, tự – chữ, vi – là, bán – nửa, sư – thầy. Nghĩa đen của câu này là “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Hàm ý của nó chính là muốn nhắc nhở mỗi người chúng ta về đạo thầy trò ở đời, nhắc ta hãy nhớ rằng phải biết ơn người đã dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là những điều nhỏ nhặt nhất. Đó là đạo lý được lưu truyền từ bao thế hệ từ xưa đến nay mà mỗi học sinh, sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường đều được giảng dạy. Ở bất cứ xã hội nào người thầy vẫn luôn được tôn trọng. Kính thầy đã không còn là một vấn đề về quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử nữa, nó đã trở thành một phạm trù đạo đức của con người.

Bất kì ai, đã là học trò thì cần phải học bắt đầu những kiến thức cơ bản nhất, sau đó mới được mở mang dần để đi xa hơn và học hỏi thêm được nhiều điều hay lẽ phải. Người thầy phải là người cao hơn một bậc về tri thức, về tư cách và tầm nhìn nên thầy luôn luôn là một đối tượng cần phải tôn kính. Nếu không có thầy thì chúng có khó mà có được cơ hội trau dồi kiến thức, tiến bộ về mọi mặt để phát triển thành người và thành tài. Vậy nên, khi đang đi học hay khi đã trưởng thành, chúng ta luôn phải có thái độ tôn trọng đúng mực và không bao giờ được quên công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo. Mọi cử chỉ, lời dạy của thầy cô đều là chuẩn mực để học sinh noi theo.

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” - Câu nói xây dựng một truyền thống tốt đẹp

Bản thân của người giáo viên khi mang trọng trách to lớn cũng đã rất cố gắng hết mình để truyền đạt cho học sinh của mình những kiến thức hay và bổ ích nhất. Rất đúng đắn khi nói người thầy người cô có vai trò quan trọng để giúp xã hội phát triển. Bởi chính họ là những người dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức khoa học cho học sinh, những nhân tài tương lai của đất nước. Bậc làm thầy cô đã luôn phải làm chủ được kiến thức của mình cũng như luôn cập nhật kiến thức mới, đổi mới cách dạy để có thể kích thích sự ham mê học tập của các em học sinh. Đồi thời tìm hiểu để am hiểu được tâm lý của học sinh. Họ luôn cố gắng để vươn đến “nhất tự” chứ không phải là “bán tự” nữa.

Xem thêm: Giải thích câu tục ngữ ” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Người thầy cho dù thế nào cũng cần phải được tôn trọng, dù là “một chữ” hay “nửa chữ” có ý nói là người dạy cho ta bất cứ điều gì dù là nhỏ nhặt nhất cũng đều được coi trọng như thầy của ta. Không phải cứ phải dạy cho chúng ta thật nhiều kiến thức mới cần được tôn trọng và được gọi là thầy. Người thầy bao gồm cả những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại hay dạy cách đối nhân xử thế sao cho đúng đắn. Bên cạnh những tấm gương học trò ngoan hiền và lễ phép thì vẫn còn rất nhiều lớp học sinh vô lễ và có thái độ hành xử đáng bị lên án. Dù thầy cô là người dạy nhiều hay ít, đã hoặc chưa bao giờ dạy mình thì vẫn phải được tôn trọng và luôn có thái độ đáng kính với họ.

Từ câu tục ngữ đến một truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Để phát huy truyền thống tốt đẹp này, nhà nước ta đã chọn ngày 20/11 hàng năm là ngày Hiến chương nhà giáo. Cứ mỗi năm đến ngày này, bao nhiêu thế hệ học sinh, sinh viên lại thi nhau lập thành tích, trở về trường cũ thăm các thầy cô giáo xưa và thầy cô giáo nhận được biết bao nhiêu món quà từ tấm lòng biết ơn của các em học sinh. Người thầy không chỉ là người truyền dạy kiến thức trên bục giảng mà còn là người dạy ta bài học trong cuộc sống. Cứ thế, biết bao năm trôi qua, hình ảnh người thầy người cô với mái tóc bạc màu bụi phấn đã trở thành một hình ảnh tuyệt đẹp ghi dấu trong lòng biết bao thế hệ học trò.

Truyền thống kính thầy tốt đẹp là vậy nhưng xã hội ngày nay càng biến chất, có rất nhiều trường hợp đi ngược lại với đạo lý ấy. Dù nghề giáo là một nghề cao quý nhưng đồng lương của giáo viên rất ít ỏi. Cái suy nghĩ học trò học vì nhiệm vụ, thầy dạy vì đồng tiền đã dần nhen nhóm và len lỏi vào một số bộ phận học sinh, thậm chí là còn có thái độ coi thường đối với thầy cô giáo. Cái tình cảm thầy trò vốn có cũng dần bị phai nhạt. Hay ở một khía cạnh nào đó, vật chất cũng làm cho nhiều thầy cô đánh mất lương tâm của mình, bắt ép học sinh học thêm, hay nhận tiền để nâng điểm số cho các em học sinh. Đây có thể được coi là những hạt sạn khiến cho nền giáo dục của nước ta bị vấy bẩn, khiến cho truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta bị hiểu sai và đang dần bị mai một. Nhưng dù thế nào cũng không thể phủ nhận được vai trò của người thầy. Ở đâu đó vẫn có biết bao người thầy tần tảo sớm tối để đem con chữ đến cho các em, vẫn còn biết bao thế hệ học sinh coi thầy cô là ba mẹ.

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” như một lời răn dạy, và là một phương châm sống của mỗi người chúng ta để sống đúng với đạo lý cao đẹp tôn sư trọng đạo, biết ơn những người đã có công dạy dỗ chúng ta nên người. Nghĩa vụ của thế hệ học trò chúng ta là cần phải học tập và rèn luyện không ngừng để xứng đáng với công lao to lớn đó, đồng thời cũng lên án những bộ phận học trò đi ngược lại với truyền thống đạo lý tốt đẹp này.

Danh mục: Viết lách

Nguồn: https://evan.com.vn/

Cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hãy tin tưởng mọi người

Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát. Nhưng viên cảnh sát lại nói với anh bằng một giọng mỉa mai:...

9 cuốn sách khoa học hay và bổ ích bạn nên đọc!

9 cuốn sách khoa học hay và bổ ích bạn nên đọc!

Anh bán vải

Một hôm có một anh bán vải đi ngang qua một kiểng chùa xiêu vẹo, hoang tàn. Anh ngồi than thở, cảm thấy có tội lớn đối với Phật Trời. Trong chùa có tên ác tăng rình nghe được. Hắn bàn tán với anh bán vải: Anh nên giúp của để tu bổ chùa...

Ông Nghè hoá cọp

Ngày x­ưa, ở một làng kia, có một thanh niên bố chết từ hồi hắn còn nhỏ và để lại cho hắn một gia sản khá lớn. Hắn dư­ của ăn học, th­ường nói với mọi ng­ười trong làng: “Thầy tôi khi xư­a làm một chức quan nhỏ; tôi nhất...

Cong, nhưng đừng gãy

Một trong những hồi ức thân thương nhất của tôi khi còn thơ đó là đi dọc và ngồi xuống bên bờ sông. Nơi đó tôi được tận hưởng sự yên bình và tĩnh lặng, ngắm nhìn dòng nước lặng lờ trôi và tiếng những con chim hót và những chiếc...

Vòng đá và cuộc sống

Truyện kể rằng, ngày đó trên một con đường làng, người ta bắt gặp một chiếc vòng bằng đá đang lăn đi một cách chậm rãi và mệt nhọc bởi chiếc vòng bị mẻ mất một miếng nhỏ. Nó bị bỏ quên nên quyết định đi tìm mảnh vở của...

Một điều gì đó đặc biệt

“Tôi phải làm điều gì đặc biệt cho cô ấy. Sẽ không liệng đồ lung tung để vợ tôi khỏi cằn nhằn. Một việc gì đó khác thường, một điều gì đó mà bình thường tôi chưa làm cho vợ tôi”, hai hàng nước mắt tuôn rơi trên khuôn...

Bước ngoặt

Sau hai mươi lăm năm sống chung, cuộc hôn nhân của vợ chồng tôi tan vỡ, và anh ấy đã dọn đi khỏi căn nhà nơi con gái của chúng tôi được sinh ra và lớn lên. Dù sao thì mọi chuyện cũng trở nên đơn giản hơn nhiều khi mà con gái tôi đã bước...

Hai bát mì bò

Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha. Cậu con trai...

Đồng hồ đo Km cuộc đời

Một số người nói cuộc đời là một đại lộ. Đó cũng là một ý hay để nhìn về cuộc đời. Tôi tưởng tượng tôi đang chạy trên con đường của cuộc đời tôi với vận tốc 60 dặm/giờ. Mỗi phút đi được một dặm. Ước chừng tôi...

Bài viết mới

Hãy tin tưởng mọi người

0
Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát. Nhưng viên cảnh sát lại nói với anh bằng một giọng mỉa mai:...

Anh bán vải