Giải thích ý nghĩa câu nói ” Bao giờ cho đến tháng Mười”

” Bao giờ cho đến tháng Mười”

Câu “Bao giờ cho đến tháng Mười” là một câu nói của ông bà ta thời xa xưa. Vậy ý nghĩa thực sự của câu nói đó là gì? Cùng khám phá để biết được những ẩn ý sâu xa bên trong một câu nói tưởng chừng đơn giản.

Ý nghĩa của câu “Bao giờ cho đến tháng Mười”

Tháng Mười cũng như tháng Ba vậy là một trong những tháng được nhắc đến khá nhiều trong văn hóa dân gian và văn hóa đương đại. Có rất nhiều người thắc mắc rằng tháng Mười có gì đặc biệc mà được người ta mong chờ nhiều đến thế, cứ thi thoảng lại hỏi: “Bao giờ cho đến tháng Mười” mà không phải là những tháng khác trong năm? Có thể thấy được mô típ câu hỏi “bao giờ cho đến tháng…” đã được sử dụng rất nhiều trong văn hóa dân gian.

Tháng 10 là tháng được mong chờ

Ví dụ như bài đồng dao “Bao giờ cho đến tháng Ba”, tháng Ba chính là khoảng thời gian cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, có nhiều thay đổi về thời tiết và khí hậu. Ở đây, tháng Ba được dùng để tượng trưng cho những khao khác đổi mới những thứ cũ kĩ trong cuộc sống. Mở đầu bài đồng dao là một câu hỏi tu từ thể hiện rõ rệt sự mong mỏi ấy nhưng sau đó lại là những hình ảnh ngược đời, chẳng bao giờ xảy ra trong thực tế như càng tô đậm hơn những tâm tư muốn được bứt phá của con người.

Không chỉ tháng Ba mà tháng Mười cũng được nhắc đến trực tiếp như là một mong ước về sự thay đổi tích cực về cuộc sống của những người nông dân xưa. Chưa dừng lại ở văn hóa dân gian tháng Mười còn là chủ đề của truyện và phim hiện đại vởi câu chuyện của tác giả, đạo diễn Đặng Nhật Minh – cha đẻ của “Bao giờ cho đến tháng Mười” – một kiệt tác kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam.

Không những thế tháng Mười còn được người ta mong mỏi chờ đợi bởi vì tháng 10 còn là một trong những tháng có nhiều ngày lễ nhất trong năm như ngày Quốc tế người cao tuổi (1/10), ngày Giải phóng Thủ Đô (10/10), ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10), ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10) và một ngày lễ mới được hưởng ứng từ nước ngoài là ngày Halloween (31/10). Chính vì những lí do đó mà tháng Mười được nhiều người mong mỏi đến thế.

Xem thêm: Tổng quan tác phẩm ” Sống mòn” của Nam Cao

 “Bao giờ cho đến tháng Mười” còn được biến tấu thành một bộ phim kinh điển

Bộ phim “Bao giờ cho đến tháng Mười” là con đẻ của tác giả, đạo diễn Đặng Nhật Minh được chính tay ông viết kịch bản. Tính đến nay đã là 35 năm kể từ ngày bộ phim được ra mắt lần đầu vào năm 1984. Ngày 15/8/2008, “Bao giờ cho đến tháng Mười” được CNN (viết tắt của Cable News Network – Mạng Tin tức Truyền hình Cáp) đánh giá là một trong những bộ phim Châu Á hay và xuất sắc nhất mọi thời đại.

Câu nói được biến tấu thành một bộ phim nổi tiếng

Bộ phim mang nhiều bản sắc dân tộc và làm tăng thêm vẻ đẹp cao cả trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam, một bộ phim thành công xuất sắc của điện ảnh Việt Nam những năm đầu thập niên 80. Bộ phim này đã trở thành một kiệt tác kinh điển của điện ảnh Việt Nam sau chiến tranh và giành nhiều giải thưởng quốc tế. Để làm nên một kiệt tác kinh điển như vậy thì đạo diễn Đặng Nhật minh đã phải có cho mình một phong cách riêng biệt trong nền điện ảnh, ổng chỉ làm những bộ phim do chính tay ông viết kịch bản, và đặc biệt là dù riêng biệt nhưng vẫn mang màu sắc dân tộc, ông luôn hướng đến những thân phận con người bình dị trong xã hội.

Kịch bản của bộ phim “Bao giờ cho đến tháng Mười” được ông viết từ những trải nghiệm thực tế, vừa là nỗi đau của gia đình ông (bố ông đã hy sinh trong chiến tranh) vừa là nỗi đau của rất nhiều gia đình mất con, và hàng trăm ngàn người phụ nữ trở thành hòn vọng phu chờ chồng trở về nhà. Câu chuyện ấy diễn ra ở một làng quê nghèo, với những dòng sông, với cánh đồng lúa, với sân đình, chiều chèo, miếu Thành Hoàng, … thấm đẫm những không gian văn hóa Bắc Bộ.

Nội dung bộ phim xoay quanh một người phụ nữ tên Duyên phải mang trong mình nỗi đau chồng đã hi sinh sau chuyến đi thăm chồng ở biên giới. Chị chôn giấu bí mật đau khổ này đặc biệt là đối với người cha già đang có bệnh nặng. Chỉ có thầy giáo Khang người đã cứu chị khi chị bị ngã xuống sông mới biết được chuyện chồng chị đã hi sinh. Để an ủi cha, chị đang nhờ thầy giáo Khang viết thư gửi về gia đình để mang lại niềm vui cho gia đình, còn nỗi đau thì một mình chị chịu đựng. Đến khi người cha cảm thấy mình không thể sống bao lâu nữa thì mới bảo Duyên gọi điện cho chồng về để gặp lần cuối. Đến lúc này, thì tin chồng chị đã mất không thể giấu được nữa, …

Một bộ phim về nỗi đau và sự hàn gắn, về sự mất mát của người ở lại và lòng bao dung của người đã ra đi đã lấy đi rất nhiều nước mắt của khán giả vì sự sáng tạo của đạo diễn đến diễn xuất tinh tế của diễn viên. Một bộ phim mang đậm bản sắc và tâm hồn người Việt Nam nên “Bao giờ cho đến tháng Mười” xứng đáng được bình chọn là một kiệt tác kinh điển mọi thời đại.

Qua đó, mọi người cũng có thể thấy được tại sao có câu “Bao giờ cho đến tháng Mười” bởi vì tháng Mười chứa đựng rất nhiều mong đợi về thay đổi tích cực trong cuộc sống và tháng Mười cũng là một trong những tháng có nhiều lễ nhất năm.

Danh mục: Viết lách

Nguồn: https://evan.com.vn/

Cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hãy tin tưởng mọi người

Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát. Nhưng viên cảnh sát lại nói với anh bằng một giọng mỉa mai:...

9 cuốn sách khoa học hay và bổ ích bạn nên đọc!

9 cuốn sách khoa học hay và bổ ích bạn nên đọc!

Anh bán vải

Một hôm có một anh bán vải đi ngang qua một kiểng chùa xiêu vẹo, hoang tàn. Anh ngồi than thở, cảm thấy có tội lớn đối với Phật Trời. Trong chùa có tên ác tăng rình nghe được. Hắn bàn tán với anh bán vải: Anh nên giúp của để tu bổ chùa...

Ông Nghè hoá cọp

Ngày x­ưa, ở một làng kia, có một thanh niên bố chết từ hồi hắn còn nhỏ và để lại cho hắn một gia sản khá lớn. Hắn dư­ của ăn học, th­ường nói với mọi ng­ười trong làng: “Thầy tôi khi xư­a làm một chức quan nhỏ; tôi nhất...

Cong, nhưng đừng gãy

Một trong những hồi ức thân thương nhất của tôi khi còn thơ đó là đi dọc và ngồi xuống bên bờ sông. Nơi đó tôi được tận hưởng sự yên bình và tĩnh lặng, ngắm nhìn dòng nước lặng lờ trôi và tiếng những con chim hót và những chiếc...

Vòng đá và cuộc sống

Truyện kể rằng, ngày đó trên một con đường làng, người ta bắt gặp một chiếc vòng bằng đá đang lăn đi một cách chậm rãi và mệt nhọc bởi chiếc vòng bị mẻ mất một miếng nhỏ. Nó bị bỏ quên nên quyết định đi tìm mảnh vở của...

Một điều gì đó đặc biệt

“Tôi phải làm điều gì đặc biệt cho cô ấy. Sẽ không liệng đồ lung tung để vợ tôi khỏi cằn nhằn. Một việc gì đó khác thường, một điều gì đó mà bình thường tôi chưa làm cho vợ tôi”, hai hàng nước mắt tuôn rơi trên khuôn...

Bước ngoặt

Sau hai mươi lăm năm sống chung, cuộc hôn nhân của vợ chồng tôi tan vỡ, và anh ấy đã dọn đi khỏi căn nhà nơi con gái của chúng tôi được sinh ra và lớn lên. Dù sao thì mọi chuyện cũng trở nên đơn giản hơn nhiều khi mà con gái tôi đã bước...

Hai bát mì bò

Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha. Cậu con trai...

Đồng hồ đo Km cuộc đời

Một số người nói cuộc đời là một đại lộ. Đó cũng là một ý hay để nhìn về cuộc đời. Tôi tưởng tượng tôi đang chạy trên con đường của cuộc đời tôi với vận tốc 60 dặm/giờ. Mỗi phút đi được một dặm. Ước chừng tôi...

Bài viết mới

Hãy tin tưởng mọi người

0
Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát. Nhưng viên cảnh sát lại nói với anh bằng một giọng mỉa mai:...

Anh bán vải