Cuộc đời và những triết lý của Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Thích Ca Mâu Ni

 

Cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và những triết lý của ngài

1- CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI

Ngày xưa ở nước Nepal
Có Vua Tịnh Phạn lấy nàng MaYa
Hạ sinh được Sĩ Đạt Ta
Trí huệ minh mẫn, đúng là phúc ân
Hoàng Hậu sinh được Phật nhân
Bảy ngày sau đó hoá thân về trời
Vua Tịnh Phạn lòng rối bời
Ôm vợ mà khóc than đời tiếc duyên
Vua liền ra lệnh ban truyền
Em gái Hoàng Hậu thay quyền nuôi con
Thái tử có khuôn mặt tròn
Ngày một khôn lớn lòng son yêu người
Từ khi Thái Tử lên 10
Chàng thường yết kiến tươi cười hỏi Cha
Thưa Cha trong cõi ta bà
Đâu là cõi diệt, đâu là cõi sinh?
Đêm đêm chàng tự vấn mình
Ở đâu có đạo cứu sinh muôn loài
Ngày ngày Thái tử ra ngoài
Chứng kiến nỗi khổ khiến ngài nghĩ suy!
Đến khi mười sáu xuân thì
Chàng Lấy công chúa Da Du Đà La
Mười năm tình nghĩa mặn mà
Mới sinh hoàng tử tên La Hầu La
Cuộc sống bên vợ bên cha
Chàng vẫn nghĩ vậy chỉ là phù du
Chàng muốn tự mình chân tu
Để diệt cái khổ cái hư muôn loài
Một đêm vào lúc canh hai
Chàng đã lặng lẽ ra ngoài hoàng cung
Không cho trợ tá đi cùng
Một mình quyết chí ung dung tu hành
Chân trời chỉ có mây xanh
Ngoái lại chỉ thấy kinh thành dần xa
Sau khi vượt sông Anoma
Ông tìm đạo sĩ Alarama Kalama
Hai người không mấy mặn mà
Bởi do chân lý khác xa nhau nhiều
Ông lại tiếp tục phiêu diêu
Tứ phương tìm bạn sớm chiều chân tu
Vị sa môn Kiều Trần Như
Khuyên Ông luyện khổ để tu tâm mình
Ông đi hành khất cứu sinh
Bao năm khổ cực thân hình xác xơ
Ngẫm lại ông thấy nghi ngờ
Ông ngồi thiền tịnh mơ mơ màng màng
Bỗng dưng thân xác nhẹ nhàng
Trí huệ minh mẫn, tâm càng thanh cao
Sáng nhìn trời, tối nhìn sao
Dần dần chân lý phương nào cũng thông
Sau nhiều ngày gắng luyện công
Thân tâm ý khẩu hoà đồng mở khai
Ngày 49 lúc canh hai
Đại ngộ Phật tính từ ngoài vào tâm
Phật đã phát nguyện phúc âm
Sẽ đi giảng pháp khai tâm muôn loài
Phật giảng Khổ đế một bài
Phật giảng Tập đế là bài thứ hai
Bài ba Diệt đế không sai
Tiếp theo Đạo đế là bài thứ tư
Đạo pháp Phật dạy từ từ
Kinh pháp đệ tử tiếp thu sau này
Thường ghi: “Tôi nghe như vầy”
Chính là chân lý của Thầy nói ra
Phật lấy hiệu là Thích Ca
80 tuổi thì Phật xa cõi Trần
Niết bàn Phật đã nhập thân
Nhiều nước Châu Á dần dần học theo

2- TRIẾT LÝ CỦA ĐẠO PHẬT

Con người luôn phấn đấu đến sự hoàn thiện về tâm thân, luôn đặt câu hỏi cho chính mình, và cũng luôn tự mình tìm ra câu trả lời, người có trí huệ minh mẫn, dẫn nhập được lý thuyết nói người khác phải nghe theo, thì đó là thánh nhân.

TRIẾT LÝ CỦA ĐẠO PHẬT

Hoàng tử Tất Đạt Đa là con người như thế, ông đã tìm ra chân lý và tuyền bá tư tưởng của mình.

Quan điểm của ông là lấy giác ngộ làm tối thượng, chứ không để ý đến đấng tối thượng nào.

Cơ sở cốt lõi mà ông truyền dạy là Tứ Thánh Đế. Đó là bốn chân lý giải thích bản chất sự khổ trong quy luật luân hồi của vạn vật và chúng sinh.

*Cơ sở thứ nhất gọi là Khổ Đế:

Là chân lý về sự khổ trên thân chúng sinh gồm: Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Vạn vật và chúng sinh đều phải trải qua sinh tử, đó là một quy luật không thể thay đổi.

*Cơ sở thứ hai gọi là Tập Đế:

Là chân lý về sự phát sinh của khổ là Tham, Sân, Si. Điều này ứng với bản chất sinh tồn của chúng sinh, mà trong đó con người là một đại diện điển hình. Ranh giới giữa khát vọng và tham vọng, giữa tự trọng và tự cao, giữa sự quan tâm và sự chiếm đoạt… thật mong manh.

*Cơ sở thứ ba gọi là Diệt Đế:

Là chân lý về diệt bỏ cái khổ để không còn trạng thái Tham Sân Si nữa.

*Cơ sở thứ tư gọi là Đạo Đế:

Là chân lý về những con đường có thể diệt khổ, đó chính là phương pháp tu Bát Chính Đạo.

Mà trong đó:

1- Chính kiến: là không để cảm xúc dẫn dụ.

2- Chính tư duy: là phát triển trí tuệ và giác ngộ.

3- Chính ngôn: là lời nói chân chính.

4- Chính nghiệp: là làm việc tốt không làm việc xấu.

5- Chính mệnh: là làm việc theo đúng lương tâm, bản ngã của mình.

6- Chính tinh tấn: là sáng tạo, quyết tâm theo đuổi những khát vọng đến cùng để đạt được kết quả.

7- Chính niệm: là thân tâm an lạc, trì tụng, phát nguyện việc tốt trong tâm ở mọi lúc mọi nơi.

8- Chính định: là nhất tâm tu luyện, ly dục, ly ác, hỷ lạc, xả khổ.

Ông đại ngộ thành Phật lấy hiệu là Như Lai Toàn Giác thường gọi là Thích Ca truyền giảng giáo lý cho đến cuối đời, hưởng thọ 80 tuổi.

Toàn bộ các lý thuyết được các đệ tử ghi chép lưu truyền cho hậu thế phát triển thành Kinh Phật.

Do những tư duy, định kiến và phương pháp truyền giảng khác nhau mà sau này đã hình thành ba hệ phái.

1- Phật giáo nguyên thuỷ: còn gọi là Nam Tông, Thượng tọa, Tiểu thừa, Thanh văn thừa. Đây là nhánh có hệ thống kinh Phật được coi là gần nhất với giáo lý nguyên thủy của đạo Phật.

2- Phật giáo đại thừa: còn gọi là Bắc tông, đại chúng, có chiều hướng phát triển.

3- Phật giáo chân ngôn: còn gọi là Phật Giáo Tây Tạng, hay Mật Tông, cũng có thể gọi là Phật giáo Kim cương thừa.

Mục đích tu luyện để tạo phúc, tạo duyên, tránh nghiệp, dựa theo luật nhân quả, và luân hồi.

KINH PHẬT TỪ ĐÂU MÀ CÓ

Kinh Phật do các đệ tử của đức Phật ghi lại và truyền tụng, do vậy trong văn phạm của kinh thường nói:

“Tôi nghe như vầy”.

Để tóm lược nhưng đủ ý dễ hiểu, ai cũng có thể nắm bắt mà không cần đến chùa nghe sư giảng, tôi viết ngắn gọn cho mọi người đọc và suy ngẫm, tự thân tâm đi tìm chính đạo cho mình.

1- Bát nhã kinh

Là kinh tu luyện trí huệ để đưa người qua bờ bên kia. Mà trong đó khuyên con người tu tập để thành một vị bồ tát, hoặc một vị phật tương lai.

Không có một pháp thuật hay một chứng đắc nào cả, mà chỉ là sự khôn khéo trong lúc áp dụng phương pháp, và hồi hướng công đức làm nhiều việc thiện.

Trong kinh bát nhã nói nhiều về tính không trong thuật ngữ rằng “sắc tức thị không, không tức thị sắc” quan điểm của phật không can thiệp vào vạn vật, vạn vật tự vận hành theo duyên nghiệp của mình, vật chất có cũng như không, quan niệm có và không này được nhắc nhiều trong “Ngũ uẩn”. Đó cũng là lý do của quy luật luân hồi.

2- Kim Cương kinh

Chủ trương khuyên người tu hành không nên nhìn nhận một chúng sinh, một linh hồn, hay một cá nhân nào cả.

Không có pháp nào được Như Lai chứng đắc gọi là “Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác” Như Lai cũng chẳng truyền pháp nào cả, Ngài chứng ngộ và thuyết giảng, nó không phải pháp, cũng không phải phi pháp bởi pháp được xuất hiện trên cơ sở vô vi.

Vì vậy người tu hành không nên nương tựa bất cứ nơi nào, mà phải do chính tự mình giác ngộ.

3- Đại Nhật kinh

Người tu hành đi tìm sự giải thoát, muốn giải thoát thì phải loại bỏ được Tham Sân Si, lấy sự giác ngộ của chính mình để giải thoát cho mình, lấy tâm đại bi làm gốc, biến cái có thành cái không, biến cái không thành cái có, tự tâm tự tại, tự khoan dung với chính mình cũng như chúng sinh.

4- Pháp Hoa kinh

Khuyên người đi tu phải biết chuyển hoá phật tính và khả năng giải thoát, có nhiều cách giác ngộ khác nhau, tuy nhiên khả năng giác ngộ còn tuỳ thuộc vào căn cơ của mỗi người tu hành, nhưng nội dung chính là hãy lấy phật tính thay cho nhân tính của bản thể, lâu dần phật tính sẽ thay thế bản tính tự sinh của người tu hành và người tu hành sẽ trở thành một vị phật tương lai.

5- Hoa Nghiêm kinh

Kinh này không phải Phật Thích Ca trực tiếp truyền dạy, mà do các nhà tu hành tự giác ngộ theo phương pháp Tam Thân của Phật, kinh này nhắc nhở nhà tu hành cần có tính vô ngại, phải lấy tâm mình làm trung tâm của vũ trụ và đồng thể với tâm của Phật, từ đó dụng tâm ý của Phật để phát triển tâm thức của chính mình, đó là sự kết nối linh thức tâm truyền tâm, đòi hỏi nhà tu hành phải tinh, sạch, vô chấp vô cầu, vô ngã mới tiếp nhận được linh thức của phật tổ, các vị bồ tát chân tu thường luyện theo phương pháp này.

6- Thủ Lăng Nghiêm tam muội kinh

Khuyên người tu hành phá vỡ mọi phiền não bằng phương pháp thiền định ấn tam muội. Nghĩa là lấy mọi phiền não quy về một điểm, lại lấy phật tính không, để hoá giải mọi phiền não đó, khi nhân tâm và phật tâm được đồng thể thì mọi phiền não lập tức được hoá giải, đó cũng là nguyên lý gốc trong việc giải chướng nghiệp mà luật nhân quả mang lại cho người tu hành, tự thân hoá thân, tự thân mượn phật tính, lấy tâm thân của mình đồng thể vào tâm thân của phật để giải nghiệp chướng phiền não cho chính mình.

7- A Di Đà kinh

Khuyên người tu hành tụng niệm danh hiệu của Phật, dựa vào danh hiệu của Phật để được dẫn dộ về miền cực lạc, mỗi lúc gặp nguy nan, nghiệp chướng thì tụng trì danh hiệu A Di Đà để mọi nghiệp chướng được tiêu tan, đây chính căn bản nguyên gốc là hệ quả của Đức Phật đã phát nguyện khi còn tại thế.

8- Thắng Man Kinh

Kinh này nói về đức tính chân thật của Như Lai, việc một nhân vật là công chúa Thắng Man được Phật thụ ký gia trì để phát triển Bồ Đề tâm. Sau khi giác ngộ được đạo đức của Phật Giáo, Công chúa Thắng Man ngộ ra rằng:

Có ba hạng người tu hành, có thể đi trên đường đại thừa là:

– Hạng người thứ nhất, có thể thực hiện được Trí huệ vô thượng một cách độc lập.

– Hạng người thứ hai, có thể nhờ nghe pháp mà đạt được trí huệ.

– Hạng người thứ ba, có đức tin, và tín tâm tin tưởng Phật pháp cũng có thể chứng ngộ, mặc dù không đạt được trí huệ tột cùng. (Đây là hạng người phổ biến ngày nay bao gồm cả nhiều nhà sư)

9- Thập Địa kinh

Kinh này khuyên người tu hành phải chấp nhận sự cản trở và sẵn sàng vượt qua những ma nghiệp, ác chướng trong quá trình tu đạo, nó giúp cho người tu luyện có chính kiến, và chính định vượt qua mọi gian lao thử thách.

10- Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh

Kinh này nói lên sự tu hành của một người cho dù người đó ở hoàn cảnh nào, giàu nghèo, sang hèn, tu ở nhà hay tu ở chùa thì đều có thể cùng nhau đi đến giác ngộ.

11- Giải Thâm Mật Kinh

Kinh này nhắc nhở người tu hành phải quan sát thế giới theo tư duy và nhận thức trong quá trình học đạo, hiểu rõ nguyên do và thời điểm Phật thuyết giảng kinh và truyền đạo, tìm hiểu chân lý tuyệt đối, tính siêu việt của tâm thức, tâm ý, thức tướng, tự tính và vô tự tính, giác ngộ quán và hạnh ngộ quán.

12- Lập Lăng Già Kinh

Kinh này nhấn mạnh đến tính giác ngộ nội tại, đánh thức những tiềm năng phật tính của con người, tự mình tìm cho mình con đường chân lý, mọi văn kinh và lý pháp không đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền đạo.

13- Bộ kinh – A Hàm Kinh

Kinh này nói về pháp quy, sự căn bản, thông qua đó để phát hiện những pháp màu nhiệm, tập chung các yếu tố siêu nhiên thông qua quán tưởng và thiền định.

Trong các bộ kinh, còn nhiều những chi tiết nhỏ nhưng tựu trung ý nghĩa bao hàm của đạo Phật, chúng ta chỉ cần hiểu rõ những nội dung được ghi trong 13 đại kinh trên.

Ngoài ra còn nhiều pháp chú cầu duyên, cầu phúc, cầu an, gia trì cho chúng sinh. Tiêu biểu trong đó là “Chú Đại Bi”.

Mà trong bộ a hàm kinh gồm có:

– Kinh phạm võng: Kinh này nói về triết học thời phật giáo sơ khai, “tấm lưới của phạm thiên”.

– Kinh sa môn quả: Nói về sau vị Sa Môn thời phật giáo sơ khai.

– Kinh đại bổn: Nói về sáu vị phật ( lục tổ phật ) trước khi có đức Thích Ca.

– Kinh đại duyên: Nói về giáo lý khởi duyên.

– Kinh đại niết bàn: Nói về thời khắc trước khi đức Phật vào niết bàn nhập diệt.

– Kinh giáo thọ thi: Nói về giáo lý và bổn phận của cha mẹ con cái, thầy trò.

NGƯỜI TU THEO PHẬT CẦN HIỂU GÌ?

Mỗi người có một tư duy khác nhau, mỗi người có một khát vọng khác nhau, nhưng hầu hết ai nấy cũng đều mong muốn tinh tấn về trí huệ, học đạo để hiểu đời, lấy đạo để soi sáng chân lý cho mình.

Lý thuyết của đạo Phật nằm gọn trong tứ diệu đế, để giúp cho con người giảm bớt những phiền não, giảm bớt dục vọng, hạn chế sự tham sân si. Khát vọng và mong muốn của đức Phật là giúp chúng sinh thấy được những khiếm khuyết của mình, lại hướng dẫn cho chúng sinh biết được con đường mà đi.

NGƯỜI TU THEO PHẬT CẦN HIỂU GÌ?

Tụng niệm danh hiệu của Phật là để mở tâm mình chấp nhận Phật tính, lấy những đức tính tốt đẹp của Phật thay thế cho nhân tính của mình, lấy thân của Phật thay thế cho thân của mình, Phật là ta, ta là Phật, làm trọn bổn phận của con cái đối với cha mẹ, với vợ chồng, anh em, bạn bè và cộng đồng xã hội.

Giác ngộ nội tại, đánh thức tiềm năng, quan sát thế giới, vượt qua mọi chướng ngại, tự giải thoát mọi phiền não, tính độc lập trong tư duy, không dựa vào những sự cuồng tín, khôn khéo áp dụng phương pháp sống tốt, sống đẹp, hồi hướng công đức, làm nhiều việc thiện, chấp nhận quy luật sinh, lão, bệnh, tử, gạt bỏ phiền não, gạt bỏ tham, sân, si… thì ta đã có Phật tính.

Mỗi câu kinh, mỗi bài chú, cũng chỉ như một cơn gió thổi qua miệng người đọc, nếu ta không hiểu nghĩa của kinh chú đó, hoặc miệng đọc kinh mà tâm không trì, chú không nhập, lý thuyết có mà không thực hành, tu mà không tập, nói mà không làm, hiểu mà không tự mình chứng nghiệm, lo xa, nghi ngờ, không giám tin vào kết quả của việc tu luyện… thì có tu cũng không thể chứng đắc, có hạnh cũng chẳng cho ra được nhân quả.

Nhiều bạn trẻ chỉ nghe lời ngon ngọt, nhìn thấy đạo lớn mênh mông, đi vào như mê hồn trận, đọc được một bài kinh lại tưởng đó là chân lý. Nhiều người già chỉ ưa lời xu nịnh, thấy kinh hay nhưng lại cảm giác mình đã biết rồi, không chịu suy ngẫm.

Những nhà sư, nhà cư sĩ, đi tu nhưng tâm còn vướng hồng trần, tận dụng cái chính đạo để biến hoá, mê muội lòng người, phục vụ cho mục đích riêng, thấy chùa nhỏ thì buồn, có chùa to thì vui sướng hoan hỷ, khách thập phương đến ít, không có tiền cúng dường thì lo lắng bồn chồn, khách thập phương đến đông, cúng dường nhiều thì nổi lòng tham, lại còn nghĩ ra đủ trò để kinh doanh nơi cửa Phật thì há chẳng phải phạm đủ điều trong giáo lý hay sao?

ĐỨC PHẬT KHÔNG TU TRONG CHÙA

Ngày xưa Đức Phật không có chùa để tu, ngài tu hành ngoài đời, trên những con đường, dưới những gốc cây. Kiếm được cái gì thì ăn cái đó, Phật không quan tâm ăn chay hay ăn mặn, Phật chỉ khuyên không sát sinh, Phật cũng không cần cạo tóc.

Các đệ tử xây chùa là để kính rước xá lợi, tôn nghinh tượng Phật, lấy tính Phật và tượng Phật để tự soi tâm thân của mình trong quá trình học đạo. Chứ đâu phải dụng xá lợi, xây tượng Phật, làm chùa to, để kích thích lòng tham của chúng sinh, hay thu hút khách hành hương đến đó cúng dường để làm ăn kinh tế?!

Cho nên hàng ngàn năm rồi, được mấy người tu hành chứng đắc, được mấy ai đạt những hạnh nguyện Bồ Tát, nào thấy ai thành Phật?

Nhưng người ta cứ đi, cứ tu, cứ phải đến chùa… phải chăng đó là nhân trí thấp, hay đó là lòng tham, chẳng có lẽ cứ phải đến chùa mới thành Phật hay sao?

Phật tại tâm, phật ở trong lòng, tăng sĩ, cư sĩ, nhân sĩ, chúng sinh…. có lòng hướng thiện, làm nhiều việc tốt, không mê muội, không u đạo, tự hạnh, tự nguyện, tự tâm, đọc, học, hiểu, và hành động theo những chân lý của Phật thì mỗi người chúng ta sẽ là một vị Phật tương lai.

Kính ngưỡng Đức Phật đệ tử xin viết bài này. Mong ngài hoan hỷ chứng đắc cho đệ tử.

Nam mô Lục Tổ Phật

Nam mô Phật Tổ

Nam mô Hội Thượng Phật Bồ Tát.

A Di Đà Phật

Danh mục: Viết lách

Nguồn: https://evan.com.vn/

Cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hãy tin tưởng mọi người

Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát. Nhưng viên cảnh sát lại nói với anh bằng một giọng mỉa mai:...

9 cuốn sách khoa học hay và bổ ích bạn nên đọc!

9 cuốn sách khoa học hay và bổ ích bạn nên đọc!

Anh bán vải

Một hôm có một anh bán vải đi ngang qua một kiểng chùa xiêu vẹo, hoang tàn. Anh ngồi than thở, cảm thấy có tội lớn đối với Phật Trời. Trong chùa có tên ác tăng rình nghe được. Hắn bàn tán với anh bán vải: Anh nên giúp của để tu bổ chùa...

Ông Nghè hoá cọp

Ngày x­ưa, ở một làng kia, có một thanh niên bố chết từ hồi hắn còn nhỏ và để lại cho hắn một gia sản khá lớn. Hắn dư­ của ăn học, th­ường nói với mọi ng­ười trong làng: “Thầy tôi khi xư­a làm một chức quan nhỏ; tôi nhất...

Cong, nhưng đừng gãy

Một trong những hồi ức thân thương nhất của tôi khi còn thơ đó là đi dọc và ngồi xuống bên bờ sông. Nơi đó tôi được tận hưởng sự yên bình và tĩnh lặng, ngắm nhìn dòng nước lặng lờ trôi và tiếng những con chim hót và những chiếc...

Vòng đá và cuộc sống

Truyện kể rằng, ngày đó trên một con đường làng, người ta bắt gặp một chiếc vòng bằng đá đang lăn đi một cách chậm rãi và mệt nhọc bởi chiếc vòng bị mẻ mất một miếng nhỏ. Nó bị bỏ quên nên quyết định đi tìm mảnh vở của...

Một điều gì đó đặc biệt

“Tôi phải làm điều gì đặc biệt cho cô ấy. Sẽ không liệng đồ lung tung để vợ tôi khỏi cằn nhằn. Một việc gì đó khác thường, một điều gì đó mà bình thường tôi chưa làm cho vợ tôi”, hai hàng nước mắt tuôn rơi trên khuôn...

Bước ngoặt

Sau hai mươi lăm năm sống chung, cuộc hôn nhân của vợ chồng tôi tan vỡ, và anh ấy đã dọn đi khỏi căn nhà nơi con gái của chúng tôi được sinh ra và lớn lên. Dù sao thì mọi chuyện cũng trở nên đơn giản hơn nhiều khi mà con gái tôi đã bước...

Hai bát mì bò

Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha. Cậu con trai...

Đồng hồ đo Km cuộc đời

Một số người nói cuộc đời là một đại lộ. Đó cũng là một ý hay để nhìn về cuộc đời. Tôi tưởng tượng tôi đang chạy trên con đường của cuộc đời tôi với vận tốc 60 dặm/giờ. Mỗi phút đi được một dặm. Ước chừng tôi...

Bài viết mới

Hãy tin tưởng mọi người

0
Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát. Nhưng viên cảnh sát lại nói với anh bằng một giọng mỉa mai:...

Anh bán vải