Cuộc đời và nghi án “tư thông” của Huyền Trân Công Chúa

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam với biết bao ông hoàng bà chúa, việc làm của họ ít nhiều đều có ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển của dân tộc. Công chúa Huyền Trân chính là một trong những con người như thế. Bà là người có sự đóng góp công lớn trong việc mở mang lãnh thổ về phía Nam.

1. Cuộc đời của Huyền Trân công chúa

Công chúa Huyền Trân sinh năm 1287 mất năm 1340 là con gái vua Trần Nhân Tông và hoàng hậu Thiên Cảm, em gái của Trần Anh Tông, chính thê của vua nước Champa Chế Mân. Bà là công chúa trong hoàng tộc xinh đẹp, dịu dàng nhưng một sự kiện ngoại giao của nhà Trần đã dẫn dắt cuộc đời của bà qua khổ ải để cuối cùng phải đến với thiền môn.

Năm 1293, vua Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông sau khi đánh thắng quân Mông Nguyên. Để chúc mừng vua Trần Anh Tông lên ngôi, vua Chiêm Thành khi đó tên là Chế Mân sai sứ sang chúc mừng. Đến tháng 3 năm 1301, Thượng hoàng Trần Nhân Tông bây giờ đang tu hành ở Yên tử đã thực hiện một chuyến viễn du đến Chiêm Thành. Tại đây, ông được vua Chiêm Thành là Chế Mân đón tiếp nồng hậu. Để thắt chặt mối quan hệ giao bang đang trên đà tốt đẹp, tránh cho dân Đại Việt khỏi những trận cướp phá của Chiêm Thành, vua đã hứa gả con gái là công chúa Huyền Trân cho Chế Mân, mặc dù Chế Mân đã có chính thất là Vương Phi Tapasi, người Java (Indonesia ngày nay).

Chân dung nhân vật Huyền Trân Công Chúa
Chân dung nhân vật Huyền Trân Công Chúa

Sau đó, đến năm 1305, vua Chế Mân sai sứ là Chế Bồng Đài và hơn 100 người đem vàng, bạc, hương liệu quý, vật lạ đến làm lễ cầu hôn. Nhiều quan lại nhà Trần phản đối, chỉ có Văn Túc vương Trần Đạo Tái và Nhập nội hành khiển Trần Đắc Chung chủ trương tán thành. Không muốn làm hỏng tình hòa hiếu giữa hai nước, mặc cho những lời chê bai chỉ trích, vua Trần Anh Tông đã nhận lời gả em gái Huyền Trân công chúa cho vua Chiêm với điều kiện Chế Mân dâng phần đất của hai châu Ô và châu Lý làm vật sính lễ. Vua Chế Mân đã đồng ý.

Xem thêm: Hộ Quốc Phu Nhân – Nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam

Tháng 6 năm 1306, đoàn thuyền Chiêm Thanh trang hoàng lộng lẫy ra Thăng Long làm lễ rước dâu. Huyền Trân gạt nước mắt xuống thuyền xuôi nam để trở thành hoàng hậu Chiêm Thành khi mới 19 tuổi. Công chúa khi về Chiêm Thành, được phong làm Vương hậu thứ 2 và phong hiệu là Paramecvari. Một cuộc hôn nhân mang đậm màu sắc chính trị đã mang đất của hai châu Ô và châu Lý trở thành đất Thuận Hóa của Đất Việt. Vừa xinh đẹp vừa hiểu biết, Huyền Trân được vua Chế Mân vô cùng yêu quý, chưa đầy một năm bà sinh được con trai, đặt tên là Đa Đa, lập tức được sách phong làm Thế tử.

2. Nghi án “tư thông” chưa được làm sáng tỏ

Năm Đinh Mùi 1307, vào tháng 5, quốc vương Chế Mân băng hà. Nghĩa là chỉ một năm sau khi cuộc liên hôn giữa Đại Việt và Chiêm Thành diễn ra. Thế tử Đa Đa sai sứ thần Bảo Lộc Kê sang dâng voi trắng và có thể cũng để báo tang sự việc này. Theo tục lệ Chiêm Thành, vua băng hà thì hoàng hậu phải lên giàn lửa để hỏa thiêu. Tháng 9, sứ giả Chiêm Thành sang Đại Việt báo tin, vua Trần Anh Tông lo sợ cho tính mạng của em gái. Lập tức sai Trần Khắc Chung đem thuyền sang lấy cớ viếng tang rồi tìm cách đón bà cùng con trai về nước.

Muốn chạy rút bằng đường biển, Trần Khắc Chung đã thuyết phục phía chủ tang đưa Huyền Trân từ kinh đô Đồ Bàn ra cửa bể là cảng Thị Nại ở vịnh Quy Nhơn ngày nay, lấy cớ là để đón linh hồn Chế Mân về chiêu hồn rồi sau lễ thiêu sẽ cùng hồn hoàng hậu lên trời. Trần Khắc Chung thành công, cứu được công chúa và đưa xuống thuyền, đưa công chúa về Đại Việt bằng đường biển, cuộc hải hành này kéo dài tới gần một năm, có ý kiến cho rằng hai người đã tư thông với nhau thì mới mất nhiều thời gian đến như vậy.

Bức tượng thờ của Huyền Trân Công Chúa
Bức tượng thờ của Huyền Trân Công Chúa

Câu chuyện ngoại tình của Trần Khắc Chung và Huyền Trân công chúa theo thời gian đã được nhiều tờ báo và các sách vở đề cập chưa có hồi kết. Chỉ mới 20 tuổi, hôn nhân đang dang dở, phải lìa xa đứa con trai vừa lọt lòng, tai tiếng vì chuyện tình với Trần Khắc Chung, và cuối cùng là việc Thượng hoàng Trần Nhân Tông qua đời năm 1308 đã làm Huyền Trân kiệt sức. Chỉ trong vòng 2 năm, những khổ đau dồn dập khiến bà hoang mang chán nản không còn thiết tha gì với cõi đời.

3. Huyền Trân công chúa quy y nơi cửa Phật

Mùa xuân năm 1309, sau hơn một năm về lại Thăng Long, Huyền Trân công chúa vẫn kiệt sức và chán nản cõi đời nên quyết định bỏ hết lầu son gác tía theo cha quy y nơi cửa Phật, làm bạn với câu kinh tiếng kệ tại núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh) dưới sự chứng minh của Quốc sư Bảo Pháp và được ban pháp danh là Hương Tràng.

Đến năm 1311, bà về lập am riêng dưới chân núi Hổ thuộc làng Hổ Sơn, huyện Thiên Bản (nay là tỉnh Nam Định) để tu hành. Am này về sau được dựng thành chùa, tức chùa Nộn Sơn (Quảng Nghiêm Tự ngày nay). Trong suốt thời gian tu hành, bà đã giúp đỡ dân các vùng lân cận dựng làng lập ấp. Tương truyền bà đã lập ra 36 ngôi làng ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Vì vậy cho đến nay, bà vẫn là một trong ba vị Thành hoàng được thờ tại xã An Ninh (làng Dành – nay thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình).

Năm 1340, bà bệnh rồi qua đời tại chùa Nộn Sơn, dân chúng quanh vùng thương tiếc, tôn bà là Thần Mẫu và lập đền thờ cạnh chùa Nộm Sơn. Đến thời Nguyễn, bà được sắc phong là Trai tĩnh Trung đẵng thần vì có nhiều linh ứng và có công trong việc giữ nước giúp dân, đền thờ của bà được lập trên núi Ngũ Phong ở Huế.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về số phận và nghi án “tư thông” chưa được làm sáng tỏ của Huyền Trân công chúa – một hy sinh chính trị đáng thương. Câu chuyện về công chúa đã được truyền tụng trong dân gian, khiến Huyền Trân công chúa trở thành một trong những công chúa nổi tiếng nhất và ảnh hưởng nhất trong lịch sử Việt Nam.

Danh mục: Viết lách

Nguồn: https://evan.com.vn/

Cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hãy tin tưởng mọi người

Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát. Nhưng viên cảnh sát lại nói với anh bằng một giọng mỉa mai:...

9 cuốn sách khoa học hay và bổ ích bạn nên đọc!

9 cuốn sách khoa học hay và bổ ích bạn nên đọc!

Anh bán vải

Một hôm có một anh bán vải đi ngang qua một kiểng chùa xiêu vẹo, hoang tàn. Anh ngồi than thở, cảm thấy có tội lớn đối với Phật Trời. Trong chùa có tên ác tăng rình nghe được. Hắn bàn tán với anh bán vải: Anh nên giúp của để tu bổ chùa...

Ông Nghè hoá cọp

Ngày x­ưa, ở một làng kia, có một thanh niên bố chết từ hồi hắn còn nhỏ và để lại cho hắn một gia sản khá lớn. Hắn dư­ của ăn học, th­ường nói với mọi ng­ười trong làng: “Thầy tôi khi xư­a làm một chức quan nhỏ; tôi nhất...

Cong, nhưng đừng gãy

Một trong những hồi ức thân thương nhất của tôi khi còn thơ đó là đi dọc và ngồi xuống bên bờ sông. Nơi đó tôi được tận hưởng sự yên bình và tĩnh lặng, ngắm nhìn dòng nước lặng lờ trôi và tiếng những con chim hót và những chiếc...

Vòng đá và cuộc sống

Truyện kể rằng, ngày đó trên một con đường làng, người ta bắt gặp một chiếc vòng bằng đá đang lăn đi một cách chậm rãi và mệt nhọc bởi chiếc vòng bị mẻ mất một miếng nhỏ. Nó bị bỏ quên nên quyết định đi tìm mảnh vở của...

Một điều gì đó đặc biệt

“Tôi phải làm điều gì đặc biệt cho cô ấy. Sẽ không liệng đồ lung tung để vợ tôi khỏi cằn nhằn. Một việc gì đó khác thường, một điều gì đó mà bình thường tôi chưa làm cho vợ tôi”, hai hàng nước mắt tuôn rơi trên khuôn...

Bước ngoặt

Sau hai mươi lăm năm sống chung, cuộc hôn nhân của vợ chồng tôi tan vỡ, và anh ấy đã dọn đi khỏi căn nhà nơi con gái của chúng tôi được sinh ra và lớn lên. Dù sao thì mọi chuyện cũng trở nên đơn giản hơn nhiều khi mà con gái tôi đã bước...

Hai bát mì bò

Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha. Cậu con trai...

Đồng hồ đo Km cuộc đời

Một số người nói cuộc đời là một đại lộ. Đó cũng là một ý hay để nhìn về cuộc đời. Tôi tưởng tượng tôi đang chạy trên con đường của cuộc đời tôi với vận tốc 60 dặm/giờ. Mỗi phút đi được một dặm. Ước chừng tôi...

Bài viết mới

Hãy tin tưởng mọi người

0
Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát. Nhưng viên cảnh sát lại nói với anh bằng một giọng mỉa mai:...

Anh bán vải