Cây lúa vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam, được chúng ta sử dụng hàng ngày. Thế nhưng cây lúa có đặc điểm thế nào, cách trồng ra sao, có những tác dụng gì thì lại không được chú ý nhiều. Cùng tham khảo dàn ý và thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam để hiểu hơn về loài cây quen thuộc này.

Dàn ý thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam
Dàn ý chi tiết đầy đủ 3 phần dưới đây sẽ giúp bạn có thể triển khi tốt bài văn mẫu thuyết minh về cây lúa nước.
Mở bài
– Giới thiệu về cây lúa nước
Thân bài
Kết bài
– Nếu cảm nghĩ của em và ý nghĩa của cây lúa đối với đời sống.
Xem thêm: Bài văn thuyết minh về Vịnh Hạ Long
Bài văn mẫu thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam

Lúa là cây trồng quen thuộc từ hàng ngàn năm nay của người Việt Nam ta. Cây lúa đã nuôi nấng biết bao thế hệ Việt Nam lên người. Cùng theo dõi bài văn mẫu thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam để hiểu rõ hơn về loài cây quen thuộc này.
Cây lúa nước là loại cây có hạt mọc ở ven sông, nơi có đất đai màu mỡ. Sau này, cây lúa được phát hiện, mang về trồng và cấy tạo giống như ngày hôm nay. Cây lúa thuộc vào cây hai lá mầm, có thân cỏ và rễ chùm.
Cây lúa cũng giống như các loại cây khác gồm có rễ, thân và ngọn. Phần rễ chùm giúp cây có thể hút được chất dinh dưỡng, nuôi dưỡng các bộ phận khác và phát triển hoàn thiện. Phần thân có nhiệm vụ giúp cây đứng thẳng và vận chuyển các chất dinh dưỡng từ rễ lên ngọn. Ngọn có thể nói là phần quan trọng nhất của cây lúa nước khi đây là nơi ra hoa và kết hạt. Hạt lúa hay còn được gọi là thóc, chính là sản phẩm mà chúng ta thu hoạch để sử dụng.
Việc trồng lúa nước đơn giản nhưng cũng không hề đơn giản. Khi bắt đầu, người nông dân sẽ phải chọn những hạt giống tốt nhất, đều, có độ óng chỉ có như vậy chúng mới có thể nảy mầm và cho chất lượng gạo tốt. Sau đó thóc sẽ được cấy thành mạ. Khi mạ được tầm 15- 20 cm thì lúc này người nông dân mới tiến hành đi cấy lúa. Khi cấy cần phải tạo thành những đường thẳng, khoảng cách các hàng đều nhau để sau này cây lúa có đủ không gian phát triển.
Trong suốt thời gian 2-3 tháng cây lúa phát triển, người nông dân phải chăm sóc thật cẩn thận. Cần bổ sung đạm, nước, phun thuốc trừ sâu bệnh, nhổ bỏ các cây lúa bị bệnh,… Công đoạn chăm sóc này cần rất nhiều công sức thì cây lúc mới có thể phát triển và cho chất lượng tốt. Sau khi cây lúa đã trổ bông thì người nông dân chỉ cần chờ lúa chín và thu hoạch.

Sau khi gặt lúa, người nông dân cần phải xay để tách thóc riêng ra với phần thân. Sau đó đem phơi khô để bảo quản được lâu nhất, tránh bị ẩm mốc, hỏng hóc. Để sử dụng thì thóc cần trải quan thêm một quá trình xay thóc nữa thì mới cho ra những hạt gạo trắng ngần.
Cây lúa nước vai trò chính của chúng là cung cấp lương thực mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Nếu không có cây lúa nước, chúng ta sẽ không có những hạt gạo trắng dẻo để nấu ăn hàng ngày. Sẽ không đủ năng lượng để học tập, làm việc, sẽ không thể phát triển và lớn lên khỏe mạnh.
Cách sử trong chúng ta không ai không biết cách sử dụng hạt gạo. Cách đơn giản và quen thuộc nhất chính là nấu cơm. Bạn chỉ cần vo gạo, đong lượng nước vừa đủ và mang đi cắm. Sau đó thưởng thức gạo cùng những món ăn quen thuộc như thịt, rau, cá…
Cơm là món ăn quen thuộc và không hề bị nhàm chán dù cho chúng ta có sử dụng 3 bữa mỗi ngày. Ngoài ra, bạn còn có thể mang gạo đi nổ bỏng, món ăn vặt không thể thiếu của tuổi thơ chúng ta.
Việt Nam là quốc gia trồng lúa nước. Chúng ta có rất nhiều thành tựu nổi bật khi là nước lớn thứ 2 trên thế giới xuất khẩu gạo. Nhiều năm liền trong đấu trường quốc tế, cá loại gạo của nước ta đều đạt thứ hạng cao khi xếp loại gạo ngon nhất thế giới. Đặc biệt, năm 2019, Việt Nam vinh dự khi có gạo ST25 được trao giải gạo ngon nhất thế giới sau khi vượt qua gạo của nước láng giềng Thái Lan.
Cây lúa Việt Nam nhỏ bé nhưng lại mang đến vai trò vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta, không chỉ giúp chúng ta có lương thực sử dụng, mà còn là sản phẩm giúp Việt Nam vang danh trên thị trường quốc tế.
Danh mục: Viết lách
Nguồn: https://evan.com.vn/